Trong số những con vật được họ cố tình đùa giỡn với sự nguy hiểm, đó là nuôi nhện độc tarantula.
1. Таrаntula là một loài nhện lớn,
thân hình phủ đầy lông. Sở dĩ nó có tên như vậy là vì khi bị nó cắn,
người ta đau đớn phát điên lên và nhảy chồm chồm như lên cơn dại để quên
đi sự đau buốt mà dường như giảm được rất nhiều khi cộng thêm với sức
nóng của đống lửa.
|
Tarantula – con nhện lông lá. |
Cách nhảy đó trông tựa như một điệu
nhảy có tên là tarantella của người da đỏ vùng Amazon. Người ta bèn lấy
tên điệu nhảy hoang dại mà con nhện gây ra để gọi nó. Theo phân loại
sinh học, nhện tarantula thuộc về họ Theraphoside, gồm 800 loài sống ở
tất cả các lục địa, trừ Bắc cực.
2. Таrаntula là loài nhện lớn nhất họ.
Đại diện lớn nhất là loài Theraphosa blondi, dân gian gọi là "tên khổng
lồ ăn thịt chim”, sống trong các khu rừng ẩm thấp Nam Mỹ. Nó nặng tới
120 gam (bằng con chuột), chân dài 30 cm. Các loài tarantula khác nhỏ
hơn nhiều chỉ nặng không quá 10 gam.
Loài nhện ăn chim đào hang dưới đất và
thường bị con người bắt để ăn.Trong danh sách các đặc sản có trong thực
đơn của những khách sạn sang trọng, nhất là ở châu Á (thí dụ Thái Lan)
và châu Phi, nhện tarantula thường đựơc ghi ở vị trí trang trọng. Thổ
dân Australia ăn những con nhện tarantula chân dài, tên khoa học là
Selenocosmia crassipes.
3. Mặc dù to xác nhưng nhện tarantula
không phải loại nhện có nọc độc mạnh nhất, tuy bị nó đốt cũng làm ta đau
buốt đến điêu đứng, vết cắn sẽ lở loét, lâu lành và có thể tử vong. Vũ
khí của nó là những cái vòi châm dài chừng 2,5 cm và nọc độc của nó mạnh
hơn nọc ong vài lần.
Thực ra, nọc nhện tarantula thuộc nhóm
hoá chất khác hẳn và cũng không nguy hiểm bằng nọc của một loài nhện
nhỏ hơn là nhện "goá phụ đen”. Một trong những loài thuộc loài độc nhất
là nhện Atrax, đôi khi bị nhầm là nhện tarantula. Loài nhện "goá phụ
đen” đã nói trên tên khoa học là Latrodectus có nọc độc hơn rắn hổ mang
đến 15 lần, và hầu như chắc chắn sẽ chết nếu bị nó cắn.
4. Tarantula cũng như đa số các loài
nhện khác dệt những tấm mạng rộng tại nơi chúng sống, nhưng mục đích của
mạng không phải để bắt mồi mà để "phát tín hiệu”. Những sợi tơ nhện
thông báo cấp tốc về sự đột nhập của một kẻ lạ mặt tới đầu sợi thần kinh
ở chân nhện. Mặc dù có đến 8 mắt, nhưng khả năng nhìn của chúng lại rất
hạn chế. Nhờ tín hiệu báo động, chúng thay đổi vị trí để tự vệ và bảo
vệ đàn con mới nở.
5. Kỹ thuật săn mồi của nhện tarantula
thật đơn giản: chúng nấp trong hang, tấn công nhanh như chớp khi cảm
nhận thấy một con mồi nào đó mà chưa biết cụ thể là gì. Thức ăn khoái
khẩu của chúng là châu chấu, dế, bọ hung, bướm và những loài nhện khác
nhỏ hơn mình. Đôi khi chúng còn bắt được cả những con chim nhỏ, chuột,
rắn, ếch nhái.
Cũng như các loài nhện khác, tarantula
không chén các thức ăn bằng cách nhai mà chúng tiêm vào cơ thể con mồi
một chất dịch tiêu hoá, sau đó khoan khoái thưởng thức con mồi đã biến
thành món "cocktail” lỏng sánh do mình chế biến.
|
Bạn có dám ăn món đặc sản này không? |
6. Nhện tarantula sống khá lâu, thường "thọ” tới 10 năm. So với các loài nhện khác thì đó là một cuộc đời dài hơn nhiều.
7. Nhện tarantula cái bao giờ cũng ăn
thịt chồng sau cuộc ái ân. Đó là phong tục phổ biến ở loài nhện nói
chung. Chúng đẻ một lượng trứng khủng khiếp là 3.000 quả và sau 3 tháng
nở ra nhện con. Trong suốt một năm đầu đời, bọn nhện con bị các loài côn
trùng ăn thịt chén dần chén mòn, mà nguy hiểm nhất là tò vò, thuộc loài
ong, có tên khoa học là pepsis.
Con côn trùng nhỏ bé trông rất dễ
thương này chích một chút nọc vào các chú tarantula con làm các chú bị
tê liệt đi rồi chúng ra sức kéo chiến lợi phẩm về tổ và đẻ trứng vào
chính chú nhện tội nghiệp ấy. Sau đó, chúng bịt kín lối ra rồi bỏ đi.
Bọn ấu trùng của chúng từ trứng nở ra, có sẵn nguồn thức ăn ngon lành là
chú nhện tươi (vì vẫn còn sống) để ăn và lớn lên, cuối cùng phá tổ bay
ra.
8. Ngoài các côn trùng, nhện tarantula
còn là nguồn thực phẩm cho nhiều loài bò sát và loài có vú, kể cả
người. Điều kiện sinh sống không thuận lợi với vô số kẻ thù làm số lượng
nhện tarantula cứ giảm dần. Hoá ra con vật lông lá trông dễ sợ ấy lại
là loài dễ bị tổn thương nhất.
9. Do sự nguy hiểm của nhện tarantula,
nuôi chúng là điều mạo hiểm. Lỡ chúng "lọt” ra ngoài thì có thể
gây hoảng hốt cho cộng đồng.
-
Bảo Châu
- Nguồn: Vietnamnet
|