Trong các thí nghiệm, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng
ánh sáng chiếu lên một chiếc lá gây ra phản ứng của cả cây. Phản ứng
dưới dạng quang hóa tác động đến lá cây, còn tiếp diễn cả trong bóng
tối. Điều này cho thấy cây "nhớ" các thông tin được mã hóa trong ánh
sáng.
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, giáo sư Stanislaw Karpinski ở khoa Khoa
học đời sống thuộc trường Đại học Tổng hợp Warsaw (Ba Lan), giải thích:
"Chúng
tôi chiếu sáng phần bên dưới của cây và quan sát sự thay đổi ở phần bên
trên. Và thật bất ngờ, sự thay đổi vẫn diễn ra khi ánh sáng đã tắt."
Trong các thí nghiệm trước đó, ông Karpinski đã phát hiện các tín hiệu
hóa học có thể truyền đi trong toàn bộ thân cây, cho phép chúng phản ứng
và thích ứng với những thay đổi môi trường xung quanh.
Nhưng trong những nghiên cứu mới đây, Karpinski và đồng nghiệp thấy, khi
ánh sáng kích thích một phản ứng hóa học trong tế bào lá, nó gây ra một
loạt phản ứng và điều này ngay lập tức phát tín hiệu đến toàn bộ phần
còn lại của cây qua một dạng tế bào gọi là "tế bào vỏ bọc."
Hiện tượng khác thường này là do phản ứng của cây tùy thuộc vào màu ánh
sáng chiếu lên nó. Có những thay đổi đặc trưng cho từng loại ánh sáng
đỏ, xanh và trắng. Ông cho là cây có thể sử dụng thông tin ánh sáng đã
mã hóa để kích thích các phản ứng hóa học.
Cây có trí nhớ riêng với loại ánh sáng tạo ra sự miễn dịch của nó và có
thể điều chỉnh theo điều kiện thay đổi ánh sáng. Cây sử dụng thông tin
ánh sáng đã được mã hóa để tự chống lại các bệnh theo mùa./.