Loài cá chình điện có thể phát ra một
điện tích mạnh tới 600V gấp 5 lần lượng điện tiêu chuẩn của một ổ cắm
trên tường để khống chế con mồi và giữ chặt nó. Trong cơ thể nó chứa một
bộ phận phát điện với khoảng 6.000 tế bào đặc biệt gọi là các tế bào
electrocytes có chứa năng lượng giống như những cục pin nhỏ. Khi bị đe
dọa hoặc tấn công, những tế bào này sẽ đồng thời phóng điện làm tê liệt
những kẻ động tới chúng.
Loài động vật săn mồi nước ngọt này
sống chủ yếu trong những hồ nước tăm tối ở vùng Amazon và Orinoco thuộc
Nam Mỹ. Chúng chủ yếu ăn cá, động vật lưỡng cư và thậm chí cả các loài
chim và động vật có vú nhỏ. Để hô hấp, chúng thường phải nổi lên mặt
nước lấy không khí. Nhưng loài cá chình điện này lại có thị giác rất kém
nên chúng phải sử dụng radar bằng cách phóng ra lượng điện khoảng 10 V
để định hướng.
Các chình điện Nam Mỹ có thể phát triển tới kích thước rất lớn là dài tới 2,5 m và nặng 20 kg.
Chúng rất ít khi tấn công con người bởi thực tế con người cũng rất hiếm
khi gặp được chúng trong tự nhiên. Tuy nhiên, một cú sốc điện do loài
cá này gây ra có thể khiến nhiều người bị suy hô hấp và trụy tim hoặc
chết đuối trong vùng nước nông khi họ đang vãn cảnh.
Nguyễn Hường(Theo National Geographic) Nguồn: Bee.net.vn